Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

*** Vãn cảnh Hồ Tây - Hà Nội

Vãn cảnh Hồ Tây - “rốn” tâm linh của Hà Nội

(Xây dựng) - Hồ Tây được nhiều người ví là “rốn tâm linh của Hà Nội”, vì không chỉ có vẻ đẹp hài hòa của sắc nước, mây trời mà hồ Tây còn ẩn chứa vẻ đẹp linh thiêng, cổ kính do những ngôi đình, chùa đem lại.
Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử. Sự tập trung của nhiều đền, đình, chùa cổ nằm trên con đường ven hồ dài 18,6km, nơi đây được coi là điểm dừng chân khám phá yêu thích của nhiều du khách thập phương.
Chùa Trấn Quốc

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
(Ca dao)

Lối dẫn vào chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, có lịch sử 1.500 năm. Đây được coi là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Ngày xưa chùa là nơi các vua chúa đến thưởng ngoạn, vãn cảnh, cúng lễ vào những ngày lễ, Tết.

Cổng chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà Thiêu hương và Thượng điện. Sau Thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.

Hòn đá trước cổng vào chùa

Bảo tháp chùa Trấn Quốc gồm 11 tầng, cao 15m, diện tích mặt sàn 10,5m2. Mỗi tầng tháp gồm 6 ô cửa vòm, có tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. 
Giữa nền tĩnh lặng của hồ nước mênh mông, chùa Trấn Quốc có sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã.
Chùa Tảo Sách

Cổng phía đường Lạc Long Quân của chùa Tảo Sách

Khung cảnh sân trước của chùa

Bia đá chứng nhận chùa Tảo Sách là Di tích lịch sử văn hóa
Tọa lạc tại số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, chùa Tảo Sách hay còn được gọi là chùa Tào Sách, Linh Sơn tự cũng được coi là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật Ttử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

Cổng hướng ra mặt Hồ Tây của chùa Tảo Sách

Sân sau của chùa
Nằm trong quần thể chùa, đình, phủ nổi tiếng ven Hồ Tây, chùa Tảo Sách là một trong số những ngôi cổ tự khá hiếm hoi còn lại ở Thủ đô vừa giữa được vẻ cổ kính, u tịch, trang nghiêm của không gian Phật đài, vừa đẹp, cảnh sắc tốt tươi.

Sân sau chùa
Năm 1994, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và được duy tu, tôn tạo với đủ Nhà thờ Tổ, Trai phong, Nhà thờ Mẫu, Điện thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát… đặc biệt là dựng lại gác chuông, tam quan đậm nét kiến trúc dân gian, hài hòa cảnh trí.
Phủ Tây Hồ

Cổng phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa hồ Tây. Phủ thời Liễu Hạnh Công chúa - một nhân vật trong truyền thuyết, là một trong tứ bất tử của người Việt (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh).

Một cổng khác của Phủ Tây Hồ khi nhìn từ trong phủ

Điện thờ trong Phủ

Khu điện thờ trong Phủ Tây Hồ

Lư hương tại Phủ
Vào dịp Tết đến xuân về, được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc. Nhất là vào những ngày rằm hay mồng một, Phủ Tây Hồ luôn nhộn nhịp, khói hương nghi ngút.
Chùa Phổ Linh
Chùa Phổ Linh là một ngôi chùa cổ của Hà Nội, được xây dựng từ năm 1079. Chùa Phổ Linh là một trong những chùa được nhiều du khách thập phương biết đến với không gian thanh tĩnh và yên bình.

Cổng chùa Phổ Linh

Gốc đa trước cổng chùa

Giống với chùa Trấn Quốc, chùa Phổ Linh có lối dẫn vào trong chùa với hai bên là hai hàng cọ và cây cối tạo nên cảnh đẹp thiên nhiên thư giãn.

Cổng phía trong của chủa Phổ Linh

Bức tường dọc lối đi vẽ các hình ảnh về các hình phạt cho những ai gây tội ác ở cõi trần; răn đe, giáo dục con người khi sống phải biết làm điều thiện.

Khung cảnh từ trong chùa nhìn ra
Chùa Phổ Linh nằm trên một hồ sen, có kiến trúc và không gian ngọt ngào, thư giãn khác với sự đông đúc náo nhiệt của Phủ Tây Hồ nằm ở ngay bên cạnh.

Khung cảnh trong chùa

Một khu trong chùa hiện đang để các nguyên vật liệu để tu sửa chùa.

Ngọc Yến (Lớp Báo in K33 A2)

@@@@@@@@ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét