Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

* 10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội

Hà Nội là tiêu biểu cho văn hóa miền Bắc, Sài Gòn mang đậm văn hóa miền Nam. Và những điểm khác nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội luôn là một đề tài thú vị.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống từ Bắc đến Nam, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng, truyền thống văn hóa khác nhau, chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam. Hãy cùng điểm qua một số điểm khác nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội theo phong cách motion graphic (đồ họa chuyển động) nhé.

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội

Hà Nội có hồ Gươm, Sài Gòn có chợ Bến Thành - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Nếu như Hà Nội có Hồ gươm - Ảnh: Xóm nhiếp ảnh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Thì Sài Gòn có chợ Bến Thành - Ảnh: Sưu tầm
Vừa xuất hiện trên kênh Youtube từ ngày 22/11/2014, đoạn phim 10 điểm khác nhau thú vị giữa Hà Nội và Sài Gòn do tài khoảnsocthanh vnđăng tải hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Tính đến ngày 26/11 đã đạt được gần 120,000 lượt xem. Thời lượng chỉ có 1 phút 30 giây, được thực hiện bằng kỹ thuật motion graphic để tạo ra chuyển động từ những hình ảnh đơn giản nhưng vẫn làm người xem cảm thấy thú vị.
Dĩ nhiên không phải là tất cả, nhưng những so sánh thú vị này cũng phần nào cho thấy sự khác biệt trong văn hóa hai miền, bạn nhỉ? Cùng xem 2 thành phố lớn của tổ quốc này có gì tương phản nhau nào.

BỮA ĂN SÁNG

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Sự khác biệt về nhịp sống cũng ảnh hưởng đến … bữa sáng - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Người Sài Gòn thích “thưởng” cho mình một ly cafe để bắt đầu ngày mới, kết hợp cùng một tờ báo và một điếu thuốc thơm - Ảnh: cafe
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Phở là món ăn sáng khá phổ biến với người Hà Nội. Phở Hà Nội nổi tiếng với nước lèo thanh mà thơm - Ảnh: atadi

MUA HOA

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Ở Sài Gòn, muốn mua hoa bạn phải vào chợ, hoặc cửa hàng hoa - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Tô điểm cho Hà Nội là những gánh hàng rong hoa sặc sỡ. Đơn sơ, giản dị mà vẫn xinh đẹp vô ngần - Ảnh: giaoduc
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Cô gái Hà Nội duyên dáng bên gánh hoa - Ảnh: Dino Ngo
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Ở Sài Gòn, có thể dễ dàng tìm thấy những cửa hàng hoa sặc sỡ trong nắng sớm, làm sáng cả một góc đường - Ảnh: shophoatuoidep

TRÀ ĐÁ VỈA HÈ - CAFE BỆT

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Trà đá vỉa hè và cafe bệt đều là chốn vui chơi quen thuộc của giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Hà Nội trà đá vỉa hè, chỉ với vài chiếc ghế cóc và một hàng nước nhỏ. Trà chanh ở đây có giá khoảng 12,000đ/ly, đôi khi kèm theo một đĩa hạt hướng dương - Ảnh: chudu24
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Cà phê bệt là lựa chón chính của các nhóm bạn bè Sài Gòn do giá cả rẻ và không gian thoải mái - Ảnh: viahesaigon

GÁNH HÀNG RONG

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Người Hà Nội gánh hàng, người Sài Gòn lại đẩy xe - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Có thể nói những gánh hàng rong tuy đơn sơ, giản dị, nhưng lại mang đậm màu sắc truyền thống của Hà Nội - Ảnh: tindulich
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Loại xe hàng rong 3 bánh được ưa chuộng hơn ở Sài Gòn, thường những xe này bán chè, trái cây, hoặc các loại đồ ăn vặt khác như cá viên, khoai chiên - Ảnh: Sưu Tầm

MƯA

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Mưa ở Hà Nội thường dai dẳng, kéo dài, trong khi mưa của Sài Gòn chóng đến rồi lại chóng đi - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Mưa ở Hà Nội không lớn, nhưng cứ da diết, rả rích kèm theo những cơn gió lạnh lùa khắp thủ đô - Ảnh: vtc
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Còn Sài Gòn thì khác, mưa đến bất chợt và dữ dội, nhưng lại mau tạnh, người ta thường nói con gái như mưa Sài Gòn, lúc nắng, lúc mưa - Ảnh: bp

ĐÁNH GIÀY VÀ BÁN VÉ SỐ

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Ở Hà Nội thường không thiếu những đứa trẻ đi đánh giày dạo, trong khi ở Sài Gòn, kế sinh nhai chính lại là bán vé số - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Khi một đứa trẻ muốn tìm kế sinh nhai ở Hà Nội, chúng chọn cách đánh giày - Ảnh: lifeofan
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Trong khi đó ở Sài Gòn, các em có hoàn cảnh khó khăn thường chọn nghề bán vé số. Một buổi đi bán… - Ảnh: gocom
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
...một buổi đi học, một buổi phụ việc nhà. - Ảnh: tinmoi

CHUYỆN ĂN NHẬU

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Người Hà Nội ăn nhậu thường giữ mình, còn dân Sài Gòn thường có tâm lý “chơi xả láng, sáng về sớm” - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Những quán nhậu ở Hà Nội thường mở cửa đến 10 giờ là nhiều, không cần nhân viên nhắc, khách cũng lục tục đi về khi gần đến giờ - Ảnh: vietnamnet
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Còn ở Sài Gòn, chủ quán rất thoải mái, khách uống đến giờ nào, quán mở cửa đến giờ đó. Ít có quán nhậu nào ở Sài Gòn đóng cửa trước 12h giờ đêm - Ảnh: republic

XE ĐẸP, XE XẤU

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Chuyện xe cộ cũng rất khác nhau tại hai thành phố, người Sài Gòn có phần dễ tính và phóng khoáng hơn người Hà Nội - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Người Hà Nội đánh giá cao về vẻ bề ngoài, thông thường tại một cửa hàng, quán ăn, hay dịch vụ, bạn sẽ bị nhân viên đánh giá ngay từ khi bạn bước xuống xe, và với mỗi khách hàng khác nhau, nhân viên sẽ cư xử khác nhau - Ảnh: autodaily
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Còn với người Sài Gòn, chiếc xe bạn đi đẹp hay xấu, chưa đủ đế đánh giá con người của bạn như thế nào - Ảnh: zing

CẢNH SÁT GIAO THÔNG

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Quân phục của lực lượng cảnh sát giao thông cũng khác nhau giữa hai miền - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Cảnh sát giao thông ở Hà Nội thường mặc quân phục đơn giản hơn, tiêu biểu là chiếc nón, thường là nón cối hoặc nón vải - Ảnh: zing
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Còn cảnh sát giao thông ở Sài Gòn có bộ quân phục ngầu hơn với chiếc nón là chiếc mũ bảo hiểm chuyên dụng - Ảnh: zing

HOẠT ĐỘNG VÀO SÁNG SỚM

10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Có lẽ vì ngủ muộn, mà trong khi người Hà Nội thức dậy khá sớm để tập thể dục, thì người Sài Gòn vẫn còn đang say giấc nồng - Ảnh: socthanh
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Vào buổi sáng sớm, xung quanh khu vực Hồ Gươm Hà Nội có rất nhiều nhóm tập thể dục. Nam có, nữ có, già có, bé có - Ảnh: ipost4u
10 điểm khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội
Còn với nhiều người Sài Gòn, nếu như không kẹt việc học, đi làm, buôn bán thì 6 giờ sáng vẫn là quá sớm để thức dậy - Ảnh: Phở Đặc Biệt
Trên đây chỉ là những ý kiến vui về sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn. Theo bạn nó có đúng không? Còn gì khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn không ?
@@@@@

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

* 13 danh lam thắng cảnh nổi tiếng ‘phải đến’ ở Hà Nội

13 danh lam thắng cảnh nổi tiếng ‘phải đến’ ở Hà Nội

( vntrip.vn )

Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội

1. Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm

Đứng đầu trong danh sách những danh lam thắng cảnh không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội chính là Hồ Hoàn Kiếm. Hồ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố và được ví như “trái tim” của thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm bởi nó gắn liền với sự tích trả gươm thần huyền thoại của vua Lê Lợi cho Rùa Vàng. Mặt hồ xanh màu rêu cổ kính như một tấm gương khổng lồ soi bóng những cây cổ thụ cành lá sum suê, những rặng liễu rủ thướt tha cùng toà nhà Bưu điện và dãy nhà cao tầng xung quanh vươn lên giữa trời xanh.
(Ảnh: Sưu tầm)
Giữa lòng hồ, trên một bãi cỏ nhỏ xanh rờn là Tháp Rùa uy nghiêm cổ kính lung linh in bóng xuống mặt hồQuanh hồ cũng là nơi thường diễn ra những hoạt động, sự kiện văn hoá, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật sôi động của thành phố. Đây chắc chắn là địa điểm thích hợp để bạn đặt phòng khách sạn gần khu phố cổ Hà Nội
(Ảnh: Sưu tầm)

2. Đền Ngọc Sơn

Cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn ẩn sau những bóng đa cổ thụ. Đền được xây dựng vào thế kỉ 19 và là công trình điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Với sự kết hợp hài hoà giữa đền và hồ, Đền Ngọc Sơn cùng với Hồ Hoàn Kiếm đã tạo nên một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, mang lại một không gian chan hoà giữa thiên nhiên và con người.
Cổng vào đền Ngọc Sơn (Ảnh: Sưu tầm)
Người dân cùng nhiều du khách khi dạo bước bên Hồ Gươm vẫn thường hay đi vào Đền Ngọc Sơn thắm nén hương và nguyện cầu những điều tốt đẹp. Đền Ngọc Sơn, cùng với Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên đã trở thành một cụm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hà Nội mang nét kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu mà du khách không thể bỏ qua khi đến thăm thủ đô.

3. Nhà thờ Lớn Hà Nội

Cũng nằm trong khu vực Phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm, Nhà thờ Lớn Hà Nội (hay được gọi là Nhà thờ Chính toà Hà Nội) là một nhà thờ cổ với kiến trúc Gothic Châu Âu tiêu biểu. Không chỉ là một nơi sinh hoạt tín ngưỡng, nhà thờ Lớn với kiến trúc đặc sắc còn thu hút nhiều du khách đến thăm quan và chiêm ngưỡng. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác như đang đứng trong một lâu đài cổ kính rộng lớn được chạm trổ những hoa văn gỗ sơn son thiếp vàng cùng hệ thống tranh trên kính màu rực rỡ.
(Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, nhiều bạn trẻ Hà Nội cũng tìm đến khu vực này để tụ họp bạn bè vào cuối tuần và cùng nhau ngồi tán gẫu vui vẻ bên những ly “trà chanh Nhà thờ”.

4. Nhà hát Lớn Hà Nội

Toạ lạc giữa ngã tư phố Tràng Tiền và Ngô Quyền, Nhà hát Lớn Hà Nội được xây dựng vào những năm đầu của thế kỉ 20 và từ đó đến nay vẫn luôn là một công trình kiến trúc và văn hoá bậc nhất của thủ đô. Được thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp với nhiều đường nét và màu sắc giống với các nhà hát ở châu Âu, Nhà hát Lớn đã trở thành một trung tâm văn hoá diễn ra nhiều sự kiện và hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân khấu lớn ở Việt Nam. Bạn hãy đến đây và đi dọc quanh khu sân trước cửa nhà hát để chiêm ngưỡng trọn vẹn mọi góc của toà kiến trúc to lớn này.  
(Ảnh: Sưu tầm)

5. Hoàng thành Thăng Long – Cột cờ Hà Nội

Nằm trên con đường Hoàng Diệu, Hoàng thành Thăng Long là một di sản văn hoá thế giới gắn liền với lịch sử của kinh thành Thăng Long – Hà Nội dưới thời các triều đại Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ và mang nhiều giá trị lịch sử và khảo cổ học quan trọng. Trong những công trình cổ bên trong Hoàng Thành, nổi bật nhất là di tích Cột cờ Hà Nội (hay còn được gọi là Kỳ Đài Hà Nội) gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng trên Cột cờ Hà Nội tung bay phấp phới giữa bầu trời thủ đô.
Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm)
Với không gian rộng rãi và khung cảnh xanh mát rộng mênh mông, Hoàng thành Thăng Long cũng là một địa điểm lý tưởng được nhiều bạn đến chụp ảnh kỉ yếu cũng như ghi lại những khoảnh khắc đẹp.

6. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Bác nằm ngay bên Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ra đời nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc được bao phủ trong không gian cây vườn bốn mùa xanh tươi toả bóng mát. Bạn có thể tiện thuê cho mình một khách sạn gần Lăng Chủ Tịch để tiện cho những chuyến thăm quan, vui chơi của mình 
(Ảnh: Sưu tầm)

7. Hồ Tây

Hồ Tây là “lá phổi” của thủ đô với diện tích lòng hồ hơn 500ha và cung đường quanh hồ dài 17km. Hãy lấy xe máy đi dạo một vòng quanh hồ để ngắm nhìn khung cảnh lãng mạn bên mặt hồ trong xanh mênh mông phảng phất những con gió mát rượi, cũng như thăm quan một số các thắng cảnh gần hồ như làng hoa đào Nhật Tân, làng Nghi Tàm, đền Quán Thánh,….
Hoàng hôn chiều Hồ Tây (Ảnh: Sưu tầm)
Nhiều người tìm đến Hồ Tây như một chốn thư giãn bình yên giữa thành phố đông đúc nhộn nhịp, nơi họ vừa có thể đi dạo và tận hưởng không khí trong lành vào buổi sáng, ngắm nhìn mặt hồ dần dần chuyển sang màu đỏ cam rực rỡ như phản chiếu ánh nắng trong buổi chiều hoàng hôn buông, hay thưởng thức bánh tôm Hồ Tây nổi tiếng và tìm góc thân quen để hóng gió mỗi khi tối về. Có rất nhiềukhách sạn Hồ Tây view đẹp rất thích hợp để bạn tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ của mình. Vì thế mà nơi đây đã trở thành một điểm đến vô cùng thân thuộc và gắn bó với đời sống tinh thần của người dân thủ đô.

8. Chùa Trấn Quốc

Nằm trên đường Thanh Niên, chùa Trấn Quốc là danh thắng bậc nhất kinh kỳ với kiến trúc cổ kính, uy nghiêm hoà hợp với cảnh quan thanh nhã, yên bình bên mênh mông hồ nước. Được xây dựng từ thế kỉ thứ 6 và là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội, qua hơn ngàn năm tồn tại, chùa Trấn Quốc không chỉ giữ gìn những giá trị kiến trúc đặc sắc mà còn chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Với những giá trị ấy, đây là địa điểm không những thu hút những tín đồ Phật tử mà còn chào đón nhiều khách thăm quan đến ghé thăm và thưởng ngoạn cảnh đẹp.
(Ảnh: Sưu tầm)

9. Chùa Một Cột

Nằm trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột là một thắng cảnh Hà Nội có tiếng thu hút rất nhiều du khách khi đến với thủ đô. Chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo với kết cấu hình vuông nằm trên trụ đá giữa một hồ sen xanh lá, tựa như một đoá hoa sen nổi lên giữa mặt hồ.
Chùa Một Cột (Ảnh: Sưu tầm)

10. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một quần thể di tích thắng cảnh và lịch sử không thể bỏ lỡ khi đến Hà Nội. Quần thể này bao gồm Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử), Quốc Tử Giám (trường đại học đầu tiên ở Việt Nam) và Hồ Văn, vườn Giám, Khuê Văn Các, …
Quần thể di tích sở hữu những nét kiến trúc cổ đặc sắc và hài hoà ẩn hiện dưới những cành lá sum suê của những cây cổ thụ trăm năm, mang lại cảnh sắc khác lạ và đặc sắc cho du khách.
Cổng Văn Miếu Môn dẫn vào di tích (Ảnh: Sưu tầm)
Khuê Văn Các và một phần Giếng Thiên Quang (Ảnh: Sưu tầm)
Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, khoa học và giáo dục. Đặc biệt vào dịp Tết, các hoạt động truyền thống như xin chữ ông đồ cùng các trò chơi dân gian cũng được tổ chức, thu hút cả người dân trong nước cũng như nhiều du khách nước ngoài tham gia. Bạn có thể đặtkhách sạn ở quận Đống Đa để tiện cho việc tham quan khu di tích nổi tiếng này nhé.

11. Ô Quan Chưởng

Là cửa ô duy nhất còn sót lại của thành Thăng Long xưa, Ô Quan Chưởng không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc mà còn in đậm dấu ấn hào hùng bi tráng của lịch sử. Được xây dựng từ năm 1817, ban đầu cửa ô có tên là ô Đông Hà gồm 2 tầng được xây theo kiểu vọng lâu – kiểu kiến trúc đặc trưng ở thời Nguyễn. Tên gọi ô Quan Chưởng sau này được nhân dân đặt để tưởng nhớ sự hi sinh anh dũng của viên chưởng cơ và binh lính nhà Nguyễn trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp khi chúng đánh thành Hà Nội.
Danh thắng Hà Nội - Ô Quan Chưởng
Ô Quan Chưởng (ảnh sưu tầm)
Ngày nay ô Quan Chưởng nằm trên con phố cùng tên, là nơi buôn bán nhiều mặt hàng đa dạng luôn nhộn nhịp người qua lại. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và thời gian, ô Quan Chưởng cũng phải trùng tu, sửa chữa lại nhiều lần. Bởi vậy những nét cổ kính rêu phong xưa cũng ít nhiều trở nên mai một, thế nhưng nơi đây vẫn là một trong những danh thắng ở Hà Nội, nơi lưu dấu kí ức của một thời kinh thành xưa.

12. Cầu Long Biên

Cầu Long Biên được xây dựng từ năm 1899 – 1902, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Đây đã từng là cây cầu dài thứ hai thế giới, được mệnh danh là “tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội”. 
Cầu Long Biên thắng cảnh đẹp ở Hà Nội
Cầu Long Biên (ảnh sưu tầm)
Cầu Long Biên gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, cũng như chứng kiến sự chuyển mình đi lên của đất nước sau khi thống nhất. Cây cầu giờ đây không chỉ là chứng tích của lịch sử mà còn là biểu tượng của sự trường tồn, vẻ đẹp và sự phát triển văn hóa trong sự phát triển tương lai của Hà Nội. Đặt khách sạn gần cầu Long Biên để thuận tiện chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cầu tại đây

13. Thành Cổ Loa

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Được xây dựng từ thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là tòa thành cổ có quy mô và cấu trúc lớn nhất của nước ta. Đây là nơi gắn liền với sự tích nỏ thần của An Dương Vương cùng chuyện tình buồn của công chúa Mị Nương – Trọng Thủy.
Lễ hội thành Cổ Loa
Lễ hội thành Cổ Loa (ảnh sưu tầm)
Mùng 6 tháng giêng hàng năm là thời điểm người dân Cổ Loa tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới vua An Dương Vương đã có công dựng nước. Bởi vậy nếu muốn khám phá hết nét đẹp văn hóa, con người ở đây thì bạn nên đến Cổ Loa vào dịp này nhé.
Trên đây là 13 danh lam thắng cảnh ở Hà Nội nổi tiếng nhất được nhiều du khách lựa chọn tham quan khi du lịch thủ đô. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều địa điểm du lịch ở Hà Nội hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá. Đừng bỏ lỡ cơ hội đặt chân tới những nơi này nếu bạn không muốn phải nuối tiếc!
@@@@@