Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

@ Trải nghiệm xe buýt 2 tầng: Mưa mới sợ chứ nắng vẫn đẹp chán!

Trải nghiệm xe buýt 2 tầng: Mưa mới sợ chứ nắng vẫn đẹp chán!

authorTrọng Nghĩa - Trần Vũ Thứ Tư, ngày 30/05/2018 16:49 PM (GMT+7)

(Dân Việt) 

- Do tầng 2 của xe buýt không có mái che, nhiều hành khách phải dùng ô, mũ, áo chống nắng, thậm chí là... đeo ba lô lên đầu để che chắn dưới cái nắng gay gắt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn sẵn sàng dãi nắng để có những bức hình đẹp ghi lại trải nghiệm mới lạ thú vị.


 
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 1
Sáng 30.5, lễ khai trương tuyến buýt du lịch Hà Nội City tour Hop on – Hop off diễn ra tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục – Bờ hồ Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Sau buổi lễ, nhiều du khách được tham gia trải nghiệm 1 tour đi xe thực tế.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 2
Vừa lên xe, nhiều hành khách đã nhanh chóng leo lên tầng 2 để được trải nghiệm cảm giác đi xe buýt mới.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 3
Ban đầu, thời tiết khá dễ chịu, các hành khách có thể thoải mái thư giãn và ngắm nhìn đường phố từ trên tầng 2.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 4
Nhiều hành khách thích thú tạo dáng chụp ảnh khi xe buýt mui trần đi qua đường Thanh Niên.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 5
Lần đầu được nhìn Lăng Bác từ góc độ mới lạ, một nữ hành khách hào hứng chụp ảnh selfie khi đoàn xe đi qua đây.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 6
Tuy nhiên, từ sau 9h30, trời bắt đầu nắng to. Nhiều người đoán trước được việc này nên đã mang theo ô.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 7
Ông Đặng Xuân Quán (Ngọc Khánh, Hà Nội) phấn khởi cho biết: "Tôi thấy chuyến trải nghiệm xe buýt 2 tầng hôm nay rất tuyệt vời. Trời quá đẹp, tuy có hơi nắng nhưng với tôi không thành vấn đề. Trời mưa mới sợ chứ nắng thế này vẫn còn đẹp chán!". 
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 8
Một nữ hành khách mặc áo chống nắng trùm kín từ đầu đến chân.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 9
Nắng quá gay gắt, một nam hành khách phải đội chiếc ba lô lên đầu.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 10
Chiếc ô cỡ lớn không đủ che hết cho cả nhóm. 
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 11
Trải nghiệm xe buýt mui trần hôm nay, bạn Mỹ Lệ (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: "Em không sợ nắng vì những tuyến đường xe đi qua đều có nhiều cây xanh. Đoạn nào không có cây thì em có thể che tạm bằng áo chống nắng".
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 12
Áo chống nắng là phương tiện che chắn tạm khi xe qua những đoạn đường vắng bóng cây xanh.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 13
Khoảng 10h, không chịu nổi nắng nóng, nhiều hành khách vội đổ xô xuống tầng 1 để tránh nắng.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 14
Thời điểm này, nhiệt độ bên ngoài khoảng 36 độ C, người đi đường phải mặc áo dài tay, đeo khẩu trang kín mít. Nhiều người hiếu kỳ khi lần đầu tiên trông thấy xe buýt 2 tầng.
trai nghiem xe buyt 2 tang: mua moi so chu nang van dep chan! hinh anh 15
Không giống như xe buýt bình thường, xe buýt mui trần được trang bị một chiếc tủ lạnh mini, bên trong đầy những chai nước khoáng. Thấy nhiều hành khách trên xe hỏi nước uống, các hướng dẫn viên lập tức mang nước mát phát cho mọi người.

@@@@@@@@

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

@ Hà Nội đẹp hơn khi ta biết lang thang ngắm phố, lê la ăn hàng

Hà Nội đẹp hơn khi ta biết lang thang http://hanoimoi.com.vn )

Ngõ nhỏ, phố nhỏ hay vài gánh hàng rong đều mang trong mình nhiều câu chuyện khó quên. Phải chăng, vẻ đẹp của thành phố nghìn năm tuổi được tạo nên từ những điều nhỏ nhặt?

Hà Nội là một vùng đất diễm lệ, hào hoa mà cũng thật lạ lùng. Những người đã sống và tận hưởng dù chỉ một giai đoạn ngắn ngủi hay suốt cả cuộc đời ở nơi đây đều tìm được cho mình những nét riêng để nhớ và để yêu.

Người trầm mặc thì quý cái hoài cổ, rêu phong. Ai hay tụ tập ồn ào thì chốn này cũng không thiếu cái náo nhiệt. Người ta có thể ví von Hà Nội như một “cô bán hàng” tinh ý, duyên đến mức vị khách khó tính cũng phải nở một nụ cười.

Nhiều năm sống ở thành phố này, Hà Nội với nhà văn Uông Triều dường như đã thành bè bạn. Theo như lẽ thường, đã là bạn sẽ phải hiểu nhau. Là một con người hào sảng và ham thích tự do, Uông Triều có những cách riêng để hiểu và yêu thêm Hà Nội. Anh thích đọc sách, nhưng để “làm bạn” với thành phố này, chỉ đọc và đọc thôi là chưa đủ.


Cuốn tạp văn Hà Nội, quán xá phố phường của nhà văn Uông Triều.

Hãy tìm thêm một thứ ngôn ngữ khác ngoài văn chương, sách vở. Sao chúng ta không đi ra phố, dạo quanh đường lớn ngõ nhỏ, cao hứng thì rẽ vào một quán ven đường, nhâm nhi hay xì xụp một chút gì đó…

Và đây là cách mà nhà văn Uông Triều đã chọn để “trò chuyện” với thành phố này. Cuốn tạp văn Hà Nội, quán xá phố phường là nơi anh ghi lại những cuộc “đối thoại” thú vị ấy.

Quán xá ở Hà Nội và những nét duyên ngầm
Quán xá thì ở đâu cũng có, từ thị trấn nhỏ heo hút đến nơi phồn hoa tấp nập. Nhưng càng ở những chốn đô hội với lối sống thị dân phát triển thì quán xá càng đông và mang những đặc trưng riêng.

Nhiều năm sống ở Hà Nội, nhà văn Uông Triều đã đi khắp ngõ nhỏ phố lớn, thưởng thức đủ phong vị đa dạng của quán xá đất Hà thành. Từ quán cóc vỉa hè, đến quán ngon nức tiếng, nơi đâu cũng có thể khiến người ta đôi lúc phải… giật mình.

Nhắc đến quán xá, tác giả của Sương mù tháng giêng nói về các quán cà phê trước tiên. Điểm mặt chỉ tên một loạt quán cà phê nổi tiếng ở Hà Nội, nhưng anh không vội vàng để cái mùi nồng nàn của thứ đồ uống xuất xứ từ châu Mỹ “xộc” ngay vào khứu giác của bạn đọc.

Lạ lùng một nhẽ, có những quán cà phê độc đáo bởi hồn cốt những con người làm nên nó. Đó là chủ quán, cũng có thể là khách. Người ta nhớ đến quán, đôi khi vì những tâm hồn kiêu bạt chọn nơi đây là chốn dừng chân trong chốc lát, trước khi nhớ đến vị của cà phê.

Nếu quán có hồn mà đồ uống lại ngon thì khách hàng càng thêm phần ưu ái. Cà phê Nhân - Hàng Hành, Cà phê Phố cổ trên phố Hàng Gai là những quán như thế.

Quán xá và ẩm thực của đất Hà thành nói chung có một mối quan hệ mật thiết. Tất cả những món ngon làm nên phong vị riêng của ẩm thực đất kinh kỳ đều được bày bán ở các quán hàng. Những tìm ra ở đâu nấu ngon, hợp với khẩu vị thì không phải là chuyện đơn giản.

Phở gà, một món ăn tinh tế và cầu kỳ của ẩm thực Hà thành, được nhà văn Uông Triều nhắc đến trong những trang viết của mình. Ảnh: Vi.hotels.com.

Đọc những trang viết của nhà văn Uông Triều về chuyện ăn uống, ẩm thực, chúng ta thấy được chân dung một người sành ăn trong đó. Và với người sành ăn, thì ăn uống không chỉ để no bụng, nó còn là một thú vui. Bởi vậy, tác giả không tiếc thời gian lê la hàng quán để tìm cho mình vài quán ăn ngon miệng và ưng ý.

Đâu chỉ có cao lương mỹ vị mới cần tinh tế trong cách thưởng thức. Những món ăn dân dã như: Lòng lợn, bún cá hay bánh rán… cũng không thể ăn một cách xuề xòa được.

Phải ăn cho đúng bài bản thì mới thưởng thức được hết cái ngon của món ăn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta đưa chuyện ăn lên hàng đầu trong những điều cần phải học.

Lê la hàng quán, ăn một chiếc bánh rán hay bát bún nóng hổi, nhấp một ngụm trà cũng là lúc người ta tìm lại cho mình những khoảng lặng để chiêm nghiệm và suy ngẫm. Đôi khi, trước một món ăn nhiều kỉ niệm, những chuyện cũ cứ thế ùa về.

Phố phường Hà Nội và những câu chuyện muôn năm cũ
Đọc những trang viết của nhà văn Uông Triều, người ta nhớ đến những câu thơ nổi tiếng của Vũ Đình Liên. Phải tha thẩn dạo quanh phố phường Hà Nội, đi hết phố lớn rồi rẽ vào ngõ nhỏ mới thấy thành phố này đã trải qua bao cơn bĩ cực trong suốt ngàn năm tuổi.

Không chỉ có những con phố lớn như Phan Đình Phùng, Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ mới có chuyện để kể. Ngay cả các phố nhỏ, nhỏ tới mức mà người ta nhầm thành ngõ như Hàng Chai, Hàng Cót hay Cổng Đục cũng mang trong mình biết bao thăng trầm dâu bể.

Người ta có thể đi qua con phố, con ngõ ấy hàng ngày, đôi khi dừng chân lại ăn một vài món ngon, hay chụp vài bức ảnh làm kỉ niệm, nhưng mấy ai biết được những gì đã xảy ra ở nơi đó. Chuyện chính sử, chuyện huyền sử nhuốm màu hư ảo, những thứ vô tình người ta quên nhưng chẳng bao giờ mất đi.

Nhà tù Hỏa Lò, nơi mang nhiều giá trị lịch sử. Ảnh: Hanoitourist.org.

Đọc Hà Nội, quán xá phố phường người đọc sẽ thấy quán xá, phố phường và ẩm thực của Thủ đô có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng đã tạo nên thế “kiềng ba chân” khiến văn hóa nơi đây hài hòa giữa cái bình dị dân dã với nét tinh túy, tỉ mỉ.

Không thiếu những quán ăn vỉa hè ở Hà Nội mà người bán cầu kì lựa từng cọng hành hoa, từng sợi bún. Cũng không thiếu cảnh người ta phải ngồi lom khom trên một bộ bàn ghế nhựa thấp lè tè, hay đứng đợi đến mỏi cả chân mà vẫn hồ hởi vì được thưởng thức món khoái khẩu.

Hà Nội, quán xá phố phường là sự kết hợp khéo léo giữa văn hóa, lịch sử, địa chí và những trải nghiệm cá nhân. Nhiều bài viết thể hiện được sự đầu tư tương đối kĩ lưỡng của tác giả trong việc tìm kiếm và chắt lọc tư liệu.

Những trang viết của nhà văn Uông Triều thể hiện được sự nhuần nhị và uyển chuyển khiến người đọc không cảm thấy khô cứng, nặng nề. Không chỉ có vậy, độc giả sẽ cảm nhận rõ nét phóng khoáng và sự ngẫu hứng của tác giả.

Đang kể chuyện phố phường, đột ngột nhà văn Uông Triều lại nói về ẩm thực vì trên con phố ấy có một quán bún ngon. Mọi thứ tự nhiên đến mức người đọc sẽ không nghĩ rằng mình đang đọc sách.

Dường như, chúng ta đang theo chân một ông bạn sành sỏi để khám phá Hà Nội thì đúng hơn.
Theo Thụy Oanh/Zing
@@@@@@@@@

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

@ Khánh Ly: 60 năm lưu lạc chỉ mơ ngày hát ở Thủ đô

Khánh Ly: 60 năm lưu lạc chỉ mơ ngày hát ở Thủ đô 

( http://tiin.vn )
Danh ca chia sẻ trong concert kỷ niệm 55 năm đời nghệ sĩ của mình, bao nhiêu năm lưu lạc, bà chỉ mong một ngày được trở về, hát giữa Thủ đô Hà Nội.

Hơn một nửa thế kỷ hát tình ca, Khánh Ly đã tạo dấu ấn đặc biệt trong lòng người yêu nhạc và trở thành một nghệ sĩ có một sự nghiệp lẫy lừng bậc nhất trong làng văn nghệ. Chính bởi vậy, live concert Khánh Ly 55 năm hát tình ca là một bộ phim bằng âm nhạc về cuộc đời và sự nghiệp của nữ ca sĩ.
Như thước phim chậm, Khánh Ly lần lượt đưa khán giả quay trở về những ngày tháng cũ bằng sự bồng bềnh, dặt dìu của những bản tình ca lãng mạn.
Chương trình bắt đầu bằng một hồi ức của Khánh Ly về những ngày ấu thơ trong sáng tươi đẹp nhưng rất ngắn ngủi với người cha của bà.
 Rồi hơn 60 năm sau, Lệ Mai - Khánh Ly về lại chốn cũ, về nơi bắt đầu để tạ ơn đời, tạ ơn Người.
Những khán giả cùng thời với Khánh Ly ngồi trong khán phòng lặng đi vì xúc động, bởi Khánh Ly đã chạm vào ký ức của họ. Những gì dồn nén bấy lâu, bỗng chốc òa vỡ theo tiếng hát ảo vọng, truyền kỳ của Khánh Ly. Đó là những Chiều vàng, Con thuyền không bến, Bến Xuân, Ngày trở về...
Nếu chương 1 là những kỷ niệm cũ mờ ảo, rêu phong mà vẫn lấp lánh màu nhung nhớ thì chương 2 Khánh Ly -Trịnh Công Sơn lại rạng ngời gấm hoa và được khán giả trông đợi, kỳ vọng nhất. Vì Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đến với nhau là định mệnh.
Trên con đường họ đi cùng nhau không chỉ có hoa hồng và nắng thơm, không chỉ có những giấc mộng vàng mà đó còn là những ngày bão bùng, giông tố, là những trắc trở, gập ghềnh đầy hiểm nguy gian khó, nhưng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn luôn keo sơn, gắn bó, thủy chung cùng nhau để trở thành huyền thoại.
Trịnh Công Sơn đã từng viết: 'Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em, đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền', hay bởi một mối liên hệ diệu kỳ nào đó mà ngay khi vào chương 2 của đêm nhạc thì Hà Nội mưa như trút.
Trịnh Công Sơn đã cảm nhận được những xúc cảm của Khánh Ly - người tri kỷ của đời ông, người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau.
Mưa ngoài trời và mưa trong khán phòng, những cơn mưa của tràng pháo tay, mưa trong tim người đàn bà hát và mưa trong lòng khán giả.

Khánh Ly đắm mình vào những cung điệu của Trịnh, bà kể lại bằng sự chứa chan, thổn thức và cả biển trời nỗi niềm ưu tư, thương nhớ.
 Những bản tình ca đẹp nhất của Trịnh Công Sơn được Khánh Ly dâng tặng khán giả Hà thành trong một đêm thu mưa rơi càng khiến cho lòng người thêm ngậm ngùi.
Lúc này Khánh Ly không phải là nữ danh ca 73 tuổi nữa, bà trở thành Khánh Ly của sân trường đại học những thập niên 70 của thế kỷ trước. Có chăng là thiếu vắng người nhạc sĩ thư sinh, với cặp kính trắng ôm cây đàn ghita bên cạnh mà thôi!
Nhưng, có một điều chắc chắn rằng đêm qua nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có mặt tại Nhà hát Lớn và truyền một sức mạnh thần kỳ cho Khánh Ly để người bạn ấy chuyên chở những đứa con tinh thần của ông tới bến bờ của niềm tin bất diệt.
Dứt chương 2 với những bản tình ca đẹp hơn hoa gấm của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly lại mang tới một miền cảm xúc hoàn toàn mới lạ cho những người yêu tiếng hát liêu trai của bà.
Đời viễn xứ, đó là những ngày tháng xa quê hương với những hy vọng và cả sự bế tắc, với những hạnh phúc cùng nỗi tuyệt vọng, những niềm vui và nỗi buồn, cả sự khắc khoải và nỗi nhớ thương bào mòn con tim, khối óc của Khánh Ly cùng rất nhiều những người bạn nghệ sĩ của bà.
Bởi thế, bà đã chọn hát những tác phẩm có nhiều kỷ niệm với bà và các nhạc sĩ mà bà trân quý, đó là Anh Bằng, Từ Công Phụng, Lam Phương ,Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên.
Khánh Ly hát gần như suốt 3 giờ đồng hồ liên tục, bộ phim ca nhạc mà bà là nhân vật chính ngày càng hấp dẫn, lôi cuốn. Đoạn cuối cùng của phim cũng là chương số 4 'Khánh Ly - quê hương Việt Nam'.
Nếu như cả 3 chương trước Khánh Ly diễn xuất bằng tiếng hát và lối kể chuyện hấp dẫn thì tới phần cuối cảm xúc dồn ứ nghẹn ngào. Thậm chí, Khánh Ly đã nấc lên, có đôi chỗ bà lặng đi không thốt thành lời. Bà còn quên một, hai câu hát bởi quá xúc động.
Khán phòng trùng xuống khi Khánh Ly chia sẻ: '5 tuổi mồ côi cha, 60 tuổi mồ côi mẹ và 70 tuổi mồ côi chồng. Ước gì, giờ đây về qua 106 Hàng Bông, gõ cửa thì Cha sẽ ra đón, hoặc mẹ hay bà nội đón, nhưng thôi, ở tuổi này tốt nhất là không nên mơ ước gì nữa. Mình cứ hát đi, không ai bắt mình phải hát hay, tôi hát là bởi tôi yêu bài hát này. Tôi không muốn ai nhìn thấy tôi khóc, tôi chỉ muốn mang đến cho mọi người những nụ cười.
Tất cả những bài hát khi được hát bằng những cảm xúc của mình, từ trái tim của mình, từ tấm lòng mình, nên đừng ngại ngùng, hãy cứ hát lên nhất là những bài hát cho ta kỷ niệm, thời ấu thơ và thanh xuân, thanh xuân chỉ đến với chúng ta một lần và đi mãi không bao giờ trở lại...'.
Chương trình kết thúc mà khán giả nhất định không chịu rời khỏi nhà hát, họ nán lại thật lâu để chia sẻ cảm xúc cùng nhau.
Một chương trình không quá cầu kỳ hoành tráng về mặt dàn dựng sân khấu, một nghệ sĩ ở tuổi ngoại thất thập mà năng lượng dồi dào, tràn trề hát rền vang hơn 20 ca khúc, không những thế bà còn kể chuyện thật tài tình và có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Một không gian ấm áp đầy ân tình mà người đàn bà hát dành cho khán giả ái mộ, đó mới thực chất là Khánh Ly: mộc mạc, giản dị, chân tình mà vẫn đầy uy lực.
Chỉ có một người bạn trẻ đồng hành được Khánh Ly tin tưởng tuyệt đối, đó là ca sĩ Quang Thành, anh cũng chính là người biên tập âm nhạc và cùng Khánh Ly lên ý tưởng kịch bản cho chương trình này. Xuất hiện không nhiều trong đêm nhạc, nhưng Quang Thành đã hỗ trợ và tạo ấn tượng với khán giả bởi những ca khúc anh hát về Mẹ, về quê hương.
Với thời lượng 3h đồng hồ không thể chuyển tải hết sự nghiệp lẫy lừng 55 năm hát tình ca của Khánh Ly. Bởi khán giả vẫn còn tha thiết và mong muốn nhiều hơn nữa. Nhưng, với tất cả những sự gói ghém, chọn lọc để khánh giả có sự hình dung về Khánh Ly với những cung bậc khác nhau, với những mảng màu khác nhau và để hiểu được vì sao bà có được một sự nghiệp 55 năm đang mơ ước đến như vậy!
Sau hai đêm diễn tại Hà Nội, Khánh Ly sẽ tiếp tục thực hiện các đêm diễn tại Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Cần Thơ, Sài Gòn. Mong ước của nữ danh ca 73 tuổi này là được sống lại những năm tháng đi hát thủa còn xuân xanh nhiều kỷ niệm.


Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

@ Tên 36 phố phường nổi tiếng ở Hà Nội

Tên 36 phố phường nổi tiếng ở Hà Nội

( http://mitsuwatravel.com )

hắc đến Hà Nội làm chúng ta liên tưởng ngay đến những con phố nổi tiếng, cổ xưa cùng nhiều điều thú vị mà nơi này mang lại. Vậy Hà Nội có bao nhiêu phố phường và tên những phố phường này là gì các bạn đã biết chưa? Nếu vẫn chưa biết thì hãy tham khảo ngay thông tin bên dưới đây của Viet Fun Travel nhé.
ten 36 pho phuong o Ha Noi
Phố cổ Hà Nội

1. Giới thiệu đôi nét về phố cổ ở Hà Nội ngày xưa

Phố cổ Hà Nội được biết là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nên thơ, xinh đẹp ở khu vực nội thành. Khu phố này nằm trên địa phận Quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội.
Theo như sách cổ ghi lại, nơi này xuất hiện từ rất lâu về trước, cụ thể là vào đời Lý – Trần. Lúc mới được xây dựng, phố cổ là nơi tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa sầm uất nhất vùng đất Kinh Thành Thăng Long. Đặc biệt nơi này là nơi sinh sống của người dân thuộc tầng lớp có tiền thời đó.
Cùng với việc giao thương thì khu phố cổ còn là nơi phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Do Phố cổ tập trung khá nhiều tầng lớp trong xã hội nên sự giao lưu về văn hóa diễn ra vô cùng mạnh mẽ.
ten 36 pho phuong o Ha Noi
Phố cổ Hà Nội xưa với lối sinh hoạt đơn sơ, mộc mạc

2. Tên 36 phố phường ở Hà Nội

Hà Nội có tới 36 phố phường nổi tiếng và những con phố này đều có những cái tên riêng, những đặc trưng riêng cho chúng ta khám phá. Cụ thể tên 36 phố phường tại Hà Nội được tổng hợp qua đoạn thơ sau:
“Rủ nhau đi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chả sai;
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem Hàng phố, thật là quá xinh.
Phố hoa nằm nhất Long Thành,
Phố dăng mắc cửi, đàn quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền”
Nếu như để ý thật kỹ bài thơ này, chắc chắn các bạn sẽ thấy hầu như tên những con phố tại đây đều bắt đầu bằng chữ “Hàng” như Hàng Thiếc, hàng Vôi, hàng Gà, hàng Tre…
ten 36 pho phuong o Ha Noi
Hình ảnh Phố Cổ Hà Nội ngày nay
Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hà Nội đã có sự thay đổi nhưng hầu như những giá trị về văn hóa, lịch sử hầu như vẫn còn lưu giữ lại tại đây.
Trên đây là tên 36 phố phường ở Hà Nội mà Viet Fun Travel đã tổng hợp được cho bạn đọc tham khảo. Ngoài những thông tin này, nếu bạn muốn biết thêm những thông tin khác về phố cổ Hà Nội, có thể liên hệ Viet Fun Travel qua số 1900 6749 để được tư vấn và giải đáp nhé.
@@@@@@@@

@ Phố phường Hà Nội xưa

Từng là kinh đô của rất nhiều vương triều quân chủ, cho tới đầu thế kỷ 20, khi được người Pháp quy hoạch lại, Hà Nội còn được mệnh danh là Tiểu Paris Phương Đông. Ngày nay, Hà Nội đã khác xưa nhiều lắm, nhiều thứ đã chỉ còn là một kỉ niệm đẹp…
Thạch Lam viết trong “Hà Nội băm sáu phố phường” rằng:
Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu (Trung Quốc) có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu…
Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội cũng như người Paris chính hiệu yêu mến Paris…
Hãy cùng chúng tôi ngắm lại Hà Nội xưa qua những hình ảnh đã trở thành hoài niệm:
Trong ảnh là phố Hàng Mắm xưa. Hàng Mắm là con phố nhỏ, chạy trong địa phận phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố gọi là Hàng Mắm vì xưa có nhiều các loại mắm cá, thủy sản được bày bán ở đây. Nhà trong phố Hàng Mắm đa số là kiểu cổ, hẹp và ngắn. Vào năm 1891, một vụ cháy lớn xảy ra đã khiến nhiều nhà cổ trên phố bị đốt cháy. Đến những năm 1930, nơi đây xuất hiện thêm các cửa hàng bán vại sành, tiểu sành, bia đá, đá mài… Ngày nay, người bán mắm đã chuyển hết vào chợ Hàng Bè, phố Hàng Mắm giữ nguyên tên nhưng chỉ còn những cửa hàng bán mặt hàng sành đá.
Trục đường quan trọng nhất đối với hoạt động thương mại của khu 36 phố phường Hà Nội là đường kè bờ sông, ngày nay là đường Yên Phụ – Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải. Một bên đường là các cửa ngõ đi vào khu buôn bán, một bên là sông Hồng luôn đông đúc tàu bè chở hàng từ khắp nơi đổ về. Người Pháp từ khi mới sang đã nhận thấy tầm quan trọng của con đường nên cho xây dựng rất hoành tráng, lấy tên là Đường kè Thương mại (Quai Du Commerce). Đường chạy qua cả ga tàu hỏa đầu cầu Long Biên và bến xe ôtô ở Bến Nứa tại vị trí bến xe buýt Long Biên ngày nay. Sau trận lụt lớn năm 1926, chính quyền mới đắp con đê khiến con đường này bị ngăn cách với sông Hồng.
Phố phường Hà Nội xưa (Ảnh)
Hà Nội xưa còn có tên gọi là “Kẻ Chợ” – cách gọi những nơi tập trung buôn bán ở thời kỳ quân chủ. Nói chung thì cả Hà Nội cũng là một cái chợ lớn với năm bảy chục phố “Hàng” khác nào những cầu quán mở ra ngút ngàn hàng hóa.
Năm 1883, Pôn Buốc-đơ, thông tin viên của tờ Thời báo đã viết:
Hà Nội không có chợ mái che, cũng không có nơi quy định để họp chợ. Cả thành phố biến thành cái chợ mênh mông ở ngoài trời. Vào ngày phiên, lái buôn và thợ thủ công đủ các loại từ các làng mạc xung quanh kéo tới. Những người bán tơ lụa tới phố Hàng Đào, những người làm cuốc xẻng tới phố Hàng Đồng, những người làm nón đến phố Hàng Nón, tóm lại, thợ gì thì tới phố dành cho thợ ấy. Người ta đi lại, dạo chơi, chuyện trò, râm ran tiếng nói của số người gấp đôi ngày thường vốn đã đông như kiến. Việc họp chợ chẳng tốn kém gì, chỉ cần thời tiết tốt. Những người nông dân bày bán sản phẩm của mình trong chiếc túi vải hoặc trong rổ, hoặc ngay trên mặt đất nếu hàng không sợ hư hỏng. Mặt phố tràn ngập người.
Phố phường Hà Nội xưa (Ảnh)
Toàn cảnh phố Chợ Gạo xưa. Gạo là nông phẩm quan trọng nhất mà người nông dân sản xuất và cũng đáp ứng như cầu thiết yếu của toàn xã hội. Buôn bán gạo do đó cũng trở nên sầm uất nhất ở một đô thị đang phát triển như Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Phố Chợ Gạo nguyên là nơi con sông Tô Lịch chảy về hướng Đông để nối với dòng lớn Nhị Hà, từ xưa đã tụ tập các cửa hàng bán gạo trên hai bờ sông. Bến thuyền nằm ở địa phận của giáp Giang Nguyên, thuộc thôn Hương Nghĩa, tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) huyện Thọ Xương cũ. Di tích đình làng Hương Nghĩa nay vẫn còn. Đến cuối thế kỷ 19 do cát sông Hồng bồi đắp nên cửa sông Tô Lịch bị lấp cạn dần.
Hàng Bồ xưa tập trung nhiều cửa hàng của người Việt, người Hoa và cả các hãng của Anh, Mỹ và Nhật. Tên gọi Hàng Bồ xuất phát từ việc đây là nơi bán những chiếc bồ bằng mây tre đan. Thời kì thuộc Pháp vào cuối thế kỉ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des Paniers. Từ sau năm 1945 phố chính thức mang tên Hàng Bồ. Cùng thời gian đó phố là nơi tập trung các cửa hàng bán dụng cụ đan bằng tre nứa như bồ, sọt, thúng mủng. Vào những dịp Tết nguyên đán hàng hoá truyền thống được chất đầy trên phố, kẻ mua người bán tấp nập.
Phố phường Hà Nội xưa (Ảnh)
Thôn Cổ Vũ ở Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Đông) có nghề làm đồ gỗ sơn đã lên lập nghiệp ở khu 36 phố phường Hà Nội và hình thành nên phố Hàng Hòm. Nay dấu tích ngôi đền thờ tổ nghề gỗ sơn vẫn nằm trong phố. Xưa kia, hàng năm người dân phố Hàng Hòm vẫn giữ ngày giỗ tổ nghề trùng với lễ hội ở làng quê Hà Vĩ. Nhà cửa trên phố Hàng Hòm vốn đồng dạng với những phố cổ xung quanh, nhưng trong 60 ngày đêm chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947, nhà cửa gần như bị phá hủy hoàn toàn, sau đó mới được xây dựng lại.
Phố Hàng Bè xưa nằm sát sông Hồng, vốn là nơi bán các bè gỗ và vật liệu làm nhà. Trước kia Hàng Bè là một khúc của con đê cũ, khi dòng chảy còn ở sát chân đê, các bè gỗ và những vật liệu làm nhà từ miền ngược trở về đây bán. Do đó khúc đê này có tên là Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè. Mặt hàng buôn bán ở đây ngày càng mở rộng sang các loại lâm thổ sản từ miền ngược đưa xuống và hải sản từ miền biển chuyển vào, khi bờ hữu ngạn dần mở rộng do sông bồi cát. Ngày nay, Hàng Bè vẫn là khu chợ nhộn nhịp, nổi tiếng là “chợ nhà giàu” của Phố cổ Hà Nội.
Phố phường Hà Nội xưa (Ảnh)
Phố Hàng Trống ban đầu kéo dài suốt từ đầu Hàng Gai đến tận Tràng Thi, bao gồm cả một đoạn nhìn ra hồ Gươm (song song Hàng Khay bây giờ). Gọi là Hàng Trống do trước đây những người dân làm trống làng Liêu Thượng (nay thuộc huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) tới đây cư trú và buôn bán: trống cái, trống con, trống bàn, trống cơm, trống bồng… Ngoài ra còn có nghề làm lọng của dân làng Đào Xá (Thường Tín, Hà Tây cũ), nghề vẽ tranh của dân làng Tự Tháp. Các cửa hàng làm trống, làm lọng, in tranh đều nằm ở đoạn đầu và đoạn giữa phố. Còn đoạn cuối phố là các cửa hiệu thêu của những người vùng đất Quất Động, Hướng Dương (huyện Thường Tín, Hà Sơn Bình).
Phố Lò Rèn trước kia là thôn Tân Khai, hình thành từ những người làm nghề sửa chữa nông cụ bằng sắt, gốc làng Canh (Hòe Thị, Từ Liêm) tụ về. Khi sông Tô Lịch chạy qua nơi đây bị lấp, đất làng biến thành phố xá, cư dân đông dần, có cả người làng Hà Từ (Sơn Tây) lên mở lò. Có thời phố còn được gọi là Hàng Bừa vì bán nhiều răng bừa. Khi cầu Long Biên xây dựng, vật liệu cũng như công nghệ chế tác sắt thép được phổ biến, việc tán đinh bu lông đào tạo được nhiều nhân lực bản địa nên nghề rèn phát đạt. Sau này, các công trình xây dựng bắt đầu sử dụng nhiều sắt thép kéo theo cả nghề rèn và nghề buôn vật liệu, vật dụng sắt thép phát triển. Vì thế những phố kế cận với phố Lò Rèn cũng có nhiều nhà mở cửa hàng buôn bán đồ sắt.
Phố phường Hà Nội xưa (Ảnh)
Khu 36 phố phường có một con phố ngắn gọi là Hàng Thiếc. Thiếc ở đây được dùng để đúc một số vật dụng như chân đèn, cây nến, lư hương… nhưng chủ yếu vẫn để làm chất liệu hàn ghép các đồ làm bằng kim loại khác. Các cửa hàng ở đây còn sử dụng nhiều phế liệu, chủ yếu là thùng đựng dầu hỏa, để làm thành các vật dụng như chậu, thùng gánh nước… Từ sau năm 1931 phố Hàng Thiếc dần dần có thêm một số nhà buôn bán lớn, giàu có không phải về nghề làm tôn và sắt tây, mà do buôn tôn kẽm tấm, buôn kính tấm lớn, kính hoa lắp các cửa những ngôi nhà hiện đại, và có nghề tráng gương, mài kính gương.
Hàng Đường là cái tên có từ trong ca dao xưa. Xưa kia hàng hóa đặc trưng của phố là các loại bánh kẹo, hàng làm từ mật, đường mía, đường phèn. Đường phèn từ Quảng Ngãi, đường mật mía từ các vùng qua tay lái buôn rồi đem đến phố bán lẻ hoặc chế biến thành các loại bánh kẹo. Những tháng tấp nập nhất là trước Tết và Rằm trung thu. Ngày nay tại phố Hàng Đường vẫn còn nhiều cửa hàng bán mứt kẹo, đặc biệt là ô mai ngon có tiếng.
Phố phường Hà Nội xưa (Ảnh)
Phố Hàng Khay nằm ở bờ Nam của hồ Gươm. Dọc phố Hàng Khay có những cửa hàng chuyên làm bán các đồ gỗ khảm xà cừ như sập, ghế bàn, tủ chè, khay… Thời Pháp thuộc người Pháp đổ xô về đây xây dựng công sở, hãng buôn, nên nơi đây đã trở thành một đường phố sang trọng bậc nhất và “Tây” nhất của Hà Nội. Do dó những cửa hàng khảm trai của người Việt bị dẹp dần hoặc chuyển đi. Tại đây cuối cùng chỉ còn rất ít người làm và bán đồ chạm khảm.
Phố phường Hà Nội xưa (Ảnh)
Nhắc đến khu 36 phố phường Hà Nội không thể không nhắc đến Hồ Gươm – Hồ Hoàn Kiếm. Xưa Hồ Gươm có tên là “Lục Thủy” gợi lên màu sắc của hồ nước nằm ngay sát phía Nam 36 phố phường Thăng Long xưa.
  •  
Lê Nguyên tổng hợp
@@@@@

@ Có một Cổ Ngư diễm lệ

Có một Cổ Ngư diễm lệ

Cổ Ngư là tên cũ của đường Thanh Niên. Đây là một con đường nhắm đến sự lãng mạn rất thơ và tình của Hà Nội.


   

Tình chứ, càng thơ khi từ Cổ Ngư ngắm hồ Tây vào một chiều sương khói bảng lảng. Mặt hồ như xa vời, như không có thật với đôi tình nhân trên chiếc thuyền đôi mỏng mảnh. Chiếc thuyền của thi ca đã đi vào cổ tích. Đường Thanh Niên nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch.

 co mot co ngu diem le hinh anh 1
Điểm đến của những người yêu nhau. Tôi dám khẳng định thế bởi trong cuốn sổ chiến trận ngày tôi ra quân, những người bạn lính của tôi không ít người viết vào lời hẹn: Đốt pháo ở Cổ Ngư diễm lệ. Đó là lời hẹn của những người lính không chỉ dành cho mình.
Lứa trai Hà Nội chúng tôi nhập ngũ đầu năm 1972. Tinh trẻ trai măng tơ. Lính Hà Nội lứa này đa phần vừa rời ghế trường phổ thông thì lên đường. Nhà cả bọn quẩn quanh mấy khu nội thành, đông nhất là Hoàn Kiếm. Thanh, phố Hàng Đồng. Thắng, Hàng Cót. Thành, Tạ Hiện. Nguyên, Cao Thắng...
Từ Hà Nội ra đi khi mãn khóa tân binh huấn luyện ở Thanh Hóa, chúng tôi được phiên vào binh chủng cao xạ và chiến đấu ở Nam Định. Thậm chí có người may mắn trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, còn được cùng đơn vị về chiến đấu bảo vệ chính Hà Nội. Ngay từ dạo ấy, Cổ Ngư đã như một địa chỉ quen thân của cánh lính chúng tôi dù chả thằng nào nhà gần ở đó. Hễ có dịp phép là chúng tôi tranh thủ nhào về đấy. Xôm thì trận bánh tôm rộn rã còn mèng nhất cũng là cốc cà phê gió giữa lồng lộng hồ nước mênh mang.

Nhớ sau hòa bình, chúng tôi vào chiến trường. Hành trang mang theo là những câu chuyện bất tận về Cổ Ngư, về Hà Nội. Thì ra cánh lính có người yêu, chuộng địa danh này hơn cánh lính mít tịt như tôi. Họ từng có nhiều dấu ấn về những cuộc tình tự nơi đó. Lãng mạn, đẹp và cũng không ít cắc cớ. Nguyên kể anh từng cùng người yêu đi thuyền sắt và bị lạc trong một trận bão bèo.
Hồ Tây có rất nhiều bèo và thường tạt thành cả biển bèo nơi góc hồ cuối chiều gió. Câu chuyện cuốn hút đến mức nhiều năm sau khi đã trở thành nhà văn tôi dụng công đi thuyền vào mê trận bèo để thấm lại cảm giác của anh qua câu chuyện kể năm nào và tôi đã dựng lại được chí ít cái không khí của thời khắc ký ức đó trong một truyện ngắn khá lãng mạn về tình yêu tưởng tượng.
Lại nhớ dọc đường hành quân, cánh lính Hà Nội ngâm mình dưới suối ở một binh trạm đường Trường Sơn tổ chức liên hoan mừng sinh nhật một ai đó. Kẹo Hải Châu, chè Ba Đình, thuốc lá Tam Đảo tích trữ từ Hà Nội được mang ra đãi nhau. Và lại là những câu chuyện về Hà Nội trong đó không thể vắng bóng Cổ Ngư. Có lần chúng tôi được một đoàn chiếu phim về phục vụ. Một phim tài liệu về những ngày Hà Nội đánh B52. Rất nhiều cảnh xúc động nhưng khi ống kính lướt trên đôi cánh những con chim sâm cầm bay lượn và đứng đậu trên sóng bạc thì nỗi xúc động kia dâng đến nghẹt thở. Không ít những người lính đưa tay chấm nước mắt.
Có ai đó từng biết đến đường Thanh Niên bây giờ với đền Quán Thánh, với bãi pháo hồ Trúc Bạch, chùa Trấn Quốc, đền Cẩu Nhi trên gò nổi gần quán bánh tôm hồ Tây. Ngay cả cái tên đường Thanh Niên cũng là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bởi con đường này do công sức của thanh niên Hà Nội tu tạo mở rộng những ngày đầu hòa bình sau 1954. Cái tên Cổ Ngư, dù chỉ là hoài cổ nhưng vẫn vô cùng thân thiết với lính tráng Hà Nội.
Giữa cánh rừng già Bình Phước trước chiến dịch đánh đường 14 năm 1975 tôi được nghe Nguyễn Thế Lượng nhà ở phố Cầu Giấy ngâm nga nhiều lần câu thơ: Bóng ác đông trời đã rạng/Tiếng gà thôi lỗi tiếng hòn châm… Tôi cứ nhớ mãi lời bình của anh về câu thơ. Hòn châm là những hòn đá tảng bên hồ Trúc Bạch dùng để những cô thôn nữ đập giặt lụa mỗi buổi sớm bình minh.
Bấy giờ hồ Trúc Bạch còn được gọi với tên xưa là hồ Giặt Lụa. Nhớ để rồi bây giờ đôi lúc vẫn thảng thốt khi thấy anh đâu đây cùng bóng mặt trời và tiếng đập lụa giặt thôi thúc. Lượng đã vĩnh viễn nằm lại ở miền Đông Nam Bộ trong chiến dịch đường 14 và ngôi mộ của anh dù được đồng đội cất công tìm kiếm nhiều năm vẫn chỉ là một ngôi mộ vô danh không thể lần tìm được gốc tích tên tuổi.
Chẳng biết ở nơi đó, Lượng có hình dung nổi ngày chiến tranh kết thúc cánh lính đơn vị đã tụ nhau về Cổ Ngư để thưởng ngoạn những gì suốt những năm tháng trước đó tất cả cùng ao ước. Chẳng biết được nhưng tôi tin chắc chắn Lượng không bao giờ quên chúng tôi cùng một Cổ Ngư, cùng hồ Giặt Lụa sử sách.
Cổ Ngư hay đường Thanh Niên chỉ là một con đường ngắn chừng cây số từ dốc Yên Phụ đến phố Quán Thánh nhưng với những di tích lịch sử và đặc biệt là thắng cảnh của hồ Tây, hồ Trúc Bạch nó đã là một địa danh nổi tiếng không chỉ của Hà Nội. Những thế hệ người Hà Nội càng nhớ đến Cổ Ngư sâu đậm dù đi đâu về đâu.
Đường Cổ Ngư đã vào trong biết bao nhiêu thi phẩm và bản nhạc. Với chúng tôi những lính trẻ Hà Nội năm nào từng thổn thức trước bóng chiếc thuyền đôi ẩn hiện khói sương chở cặp tình nhân lướt trên con sóng ký ức giờ đã trở thành những ông già trầm mặc. Thi thoảng những chuyến dã ngoại về con đường xưa này vẫn được những người lính già tổ chức một cách trân trọng.
Riêng với tôi đôi khi chẳng nệ vui buồn vẫn lần giở cuốn sổ cũ kỹ thời chiến trận để được sờ nắn từng nét chữ bạn bè. Hẹn ngày đốt pháo ở Cổ Ngư diễm lệ. Pháo cưới của những cặp đôi yêu nhau giờ cũng đã thành quá vãng. Bạn bè nữa, người còn, người mất, người không thể trở về. Nhưng mãi còn đây một Cổ Ngư diễm lệ và huyền tích. Một Cổ Ngư của Hà Nội, tôi và chúng ta, những người Hà Nội.
Hà Nội, 30-6-2016
Theo Phạm Ngọc Tiến (An Ninh Thủ Đô)

@ Cuộc sống hàng ngày của người dân bên đường tàu Hà Nội

Cuộc sống hàng ngày của người dân bên đường tàu Hà Nội

( baoxaydung.com.vn )
Trong chuyến du lịch tới Hà Nội, Scott Pocock đã bị cuốn hút bởi cuộc sống của những người dân sống sát đường tàu.

Hiếm có nơi nào trên thế giới mà đường ray tàu hỏa nằm giữa khu dân cư như phố cổ Hà Nội, với hai bên nhà dân cách đường chưa đầy một mét. Nhiều du khách gọi đây là "nơi độc nhất vô nhị trên thế giới" hay "chỉ có tại Việt Nam" để miêu tả cảnh tượng này.
Trong chuyến du lịch tới Việt Nam, Scott Pocock đã "lạc bước" tới xóm đường tàu ở khu vực Lê Duẩn, gần ga Hà Nội. Đoạn đường sắt đi qua trước mặt nhà dân ở đây đã thu hút anh.
Nhiều du khách cho biết cảm giác đầu tiên khi họ nhìn vào những bức ảnh Pocock chụp là "nguy hiểm, không an toàn".
Tuy nhiên, nhiều chục năm nay, các hộ dân hai bên đường tàu đã quá quen với việc thỉnh thoảng có một chuyến tàu sầm sập chạy qua nhà.
Và cuộc sống ở đây vẫn diễn ra yên ả như bất kỳ nơi nào khác ở thủ đô Hà Nội sầm uất.
Mọi người vẫn sinh hoạt bình thường và hầu như không cảm thấy bị làm phiền vì đường ray trước mặt. Người lớn, trẻ nhỏ đều chơi đùa quanh khu đường tàu một cách tự nhiên, bình tĩnh.
Các chuyến tàu đi ầm ầm qua đây hai lần một ngày, sáng và chiều. Thời điểm tàu đi qua không có tiếng kẻng cảnh báo, và người dân cũng không hề hoảng loạn chạy tránh tàu. Đây cũng là điều khiến chàng du khách thích thú.
Khung cảnh trước và khi tàu đến.
Theo Anh Minh  
@@@@@@@@